Mới đây trên nhiều trang web có trích lại lời kiến trúc sư Phạm Thanh Tuyền về việc thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Với nhiều người đây là không gian cấm kỵ được thiết kế vì nó phạm vào yếu tố phong thủy. Tuy nhiên nếu đứng trên phương diện kiến trúc sư thì nó lại có cái nhìn hoàn toàn mới. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để quyết định có nên thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hay không nhé.
3 mẹo nhỏ tiết kiệm nước với bồn cầu
Giới thiệu trọn bộ thiết bị vệ sinh giá rẻ nên mua nhất hiện nay
Tổng hợp các mẫu chậu rửa mặt đẹp với giá cực rẻ
Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền, với các nhà phố có diện tích không lớn, việc tận dụng từng mét vuông là điều cần thiết. Hơn nữa, tầng một của ngôi nhà Việt thường chỉ dùng để tiếp khách, ít khi có nhà vệ sinh kèm theo phòng ngủ của các thành viên. Bởi vậy, chủ nhà có thể cân nhắc bố trí khu vệ sinh dưới cầu thang tùy thuộc vào một số yếu tố:
1. Nhu cầu của gia đình
Cách đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang được xem như giải pháp lý tưởng nhất của nhiều gia đình. Tuy nhiên hãy lưu ý không nên sử dụng nhiều tại không gian này. Hãy lưu ý đến những vấn đề như mùi hôi, khí thải, tần suất sử dụng. Nếu nhà vệ sinh dưới tầng một được các thành viên trong nhà sử dụng với tần suất thường xuyên, gia chủ nên mở rộng diện tích với một phần dưới cầu thang, một phần bên ngoài. Nhờ đó, không gian sẽ thoải mái cho 3 khu riêng biệt: buồng tắm, bồn cầu, bồn rửa tay. Việc thiết kế hệ thống thu hồi khí thải cần theo quy chuẩn.
Ngoài ra, gia chủ có thể tách biệt các khu chức năng của phòng tắm thành những không gian riêng. Ví dụ như tách khu đi vệ sinh và khu tắm thành 2 phòng riêng, bố trí chỗ rửa tay ở bên ngoài. Nhờ đó, với gia đình đông người, các thành viên không cần phải chờ đợi nhau quá lâu.
2. Yếu tố phong thủy
Một số người truyền miệng rằng để phòng tắm dưới gầm cầu thang là phạm phong thủy nên rất đắn đo. Hầu hết đều tự tìm hiểu thông tin này trên mạng hoặc nghe lời một số thầy phong thủy.
Trong một công trình tôi từng làm, chủ nhà mời thầy phong thủy tham gia quá trình thiết kế. Ông này bảo: “Cậu không được bố trí phòng tắm dưới gầm cầu thang. Làm như vậy, chủ nhà sẽ giẫm lên chất bẩn, gây ô uế cho cả nhà”.
Tôi nói lại: “Thầy có lẽ đã nhầm lẫn, phòng tắm chỉ là khu trung gian vận chuyển chất bẩn ra hầm chứa chất thải. Trong khi đó, thầy đã bắt buộc đặt hầm này dưới phòng khách, ngay trước cửa chính. Đó mới là khu vực mọi người đi lại nhiều”.
Kết quả chắc chúng ta cũng có thể đoán ra, ông ấy im lặng và không xuất hiện ở công trình mỗi khi biết rằng có kiến trúc sư ở đó.
3. Ý kiến của độc giả
Nhiều ý kiến của độc giả kết luận rằng có nên để nhà vệ sinh dưới cầu thang hay không và nhận được câu trả lời là nên. Tuy nhiên cần xét những điểm lưu ý dưới đây.
– Nên chọn gạch ốp lát tối màu
– Bố trí gọn gàng và vuông vắn trong không gian. Sau đó trong nhà vs có nhiều khoảng không tới được, sau này đóng kết chất bẩn rửa rất khó
– Mặt nền nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phải thấp hơn nền nhà tầm 10cm,
– Bố trí tại đây một vài túi thơm
Dựa vào các ý kiến này, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn khi thiết kế phòng vệ sinh dưới cầu thang. Và hãy cân nhắc điều này nếu thiết kế này phù hợp với diện tích, nhu cầu sử dụng và sinh hoạt của gia đình bạn nhé.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828